Sản xuất thông minh là xu hướng mà nhiều doanh nghiệp hướng đến trong Công nghiệp 4.0, với mục tiêu tự động hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh. Khi ngày càng có nhiều công nghệ hiện thực hóa mục tiêu ấy, các hoạt động kinh doanh và sản xuất dần thay đổi để đáp ứng. Vì vậy, những tiến bộ trong sản xuất thông minh đã ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động ngành sản xuất nhựa? Hãy cùng VTI Solutions tìm hiểu qua bài viết sau.
Tổng quan về sản xuất thông minh trong ngành nhựa
Việc sử dụng máy tính để tự động hóa các hoạt động chế biến nhựa khá bất ngờ đã xuất hiện từ tận những năm 70s. Ví dụ, ngay từ hội chợ thương mại K năm 1986, Arburg đã giới thiệu một hệ thống sản xuất hoàn toàn tự động bao gồm một số máy ép phun được liên kết với nhau sử dụng điều khiển máy tính trung tâm để loại bỏ hầu hết việc thiết lập thủ công. Hệ thống này, bao gồm phiên bản ban đầu của hệ thống máy chủ Arburg, được gọi là “Sản xuất tích hợp máy tính” (CIM), một bước cơ bản đầu tiên hướng tới cái mà ngày nay gọi là “Công nghiệp 4.0” hay “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Tất nhiên công nghệ sản xuất đã tiến bộ đáng kể trong 30 năm qua và ta có thể hình dung ra các quy trình phức tạp hơn bao giờ hết để đáp ứng nhu cầu về năng suất cao hơn. Vì đặc thù của ngành nhựa yêu cầu thành phẩm được sản xuất phải đạt chất lượng theo yêu cầu nhất định như bền, dẻo, cứng cáp,…nhưng đồng thời quá trình sản xuất phải nhanh chóng và dễ tùy chỉnh, cũng như cần phải linh hoạt và dễ quản lý, nên áp lực ngày càng tăng về sự hiệu quả và chi phí của sự tự động hóa sản xuất ngày càng cao.
Điều này làm gia tăng tầm quan trọng của việc tích hợp chặt chẽ các yếu tố như máy móc, rô bốt, thiết bị ngoại vi khác và hệ thống máy tính trong quá trình sản xuất, sử dụng các công nghệ kết nối và giao tiếp tiên tiến hiện nay. Một số nhà sản xuất nhựa sáng tạo nhất đã tận dụng các công nghệ Công nghiệp 4.0 này để gia tăng giá trị, tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.